Tóm tắt nội dung [Ẩn]
So sánh nhà thép tiền chế với bê tông cốt thép sẽ giúp cho chủ đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về hai giải pháp này. Để từ đó có sự cân nhắc, lựa chọn giải pháp xây dựng nào tốt nhất cho công trình của mình. Trong bài viết dưới đây, VARC sẽ tiến hành so sánh 2 giải pháp này dựa trên các tiêu chí cụ thể, mời quý độc giả cùng theo dõi.
Các tiêu chí so sánh nhà thép tiền chế với bê tông cốt thép
Muốn biết được giải pháp nào có nhiều điểm tối ưu hơn, chúng ta cần đánh giá dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau. Từ tiến độ thi công, tuổi thọ công trình tới chi phí xây dựng... đều phải đánh giá để có cái nhìn tổng quan nhất.
So sánh về tuổi thọ công trình
Giải pháp xây dựng bê tông cốt thép đã có mặt tại Việt Nam từ khá lâu rồi. Nó cũng được ứng dụng vào rất nhiều dạng công trình khác nhau. Tuổi thọ trung bình của các công trình xây dựng bằng giải pháp này ở vào khoảng 30 – 40 năm, thậm chí có thể lên tới 100 năm. Thế nhưng sau một thời gian sử dụng, công trình sẽ có biểu hiện của sự xuống cấp, cần phải tôn tạo, tu sửa thường xuyên.
Tuổi thọ công trình của giải pháp nhà khung thép tối ưu hơn
Trong khi đó, với giải pháp nhà khung thép tiền chế, tuổi thọ công trình có thể lên tới 70 – 100 năm mà không cần phải sửa chữa quá nhiều. Công trình vẫn rất vững chãi, kiên cố.
So sánh về ứng dụng phong cách kiến trúc
Với giải pháp bê tông cốt thép, chúng ta có thể ứng dụng cho nhiều dạng công trình với nhiều phong cách xây dựng khác nhau. Từ hiện đại trẻ trung cho tới cổ điển, tân cổ điển sang trọng, quý tộc đều có thể đáp ứng.
Nhưng nói như vậy không có nghĩa là giải pháp nhà khung thép bị yếu thế hơn so với bê tông cốt thép truyền thống. Trước đây chúng ta chỉ thấy giải pháp này được ứng dụng để tạo nên các công trình nhà xưởng, nhà kho phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, với sự phát triển vượt bậc của công nghệ xây dựng, nhiều vật liệu mới ra đời đã giúp cho giải pháp này được ứng dụng rộng rãi hơn. Có thể được ứng dụng để xây dựng các công trình kinh doanh như nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, showroom trưng bày, tiệc cưới... hay thậm chí là nhà ở dân dụng, mang tới giá trị kiến trúc cao, cực kỳ ấn tượng.
Có thể tham khảo: Các thiết kế nhà khung thép tiền chế ấn tượng nhất
Phong cách kiến trúc của nhà thép tiền chế ngày càng đa dạng
So sánh nhà thép tiền chế với bê tông cốt thép về thời gian xây dựng
Với một công trình xây dựng nhà ở cơ bản bằng giải pháp bê tông cốt thép, chúng ta cần phải bỏ ra ít nhất 6 tháng, thậm chí là 1 năm mới có thể hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhưng với một công trình tương đương, xây bằng giải pháp nhà thép tiền chế, thời gian sẽ được rút ngắn đi rất nhiều, chỉ vài ba tháng là công trình được hoàn thiện và đưa vào sử dụng.
Điều này hoàn toàn dễ hiểu bởi với giải pháp bê tông cốt thép, chúng ta mất thời gian khá lâu để chờ sàn tầng 1 khô rồi mới có thể xây dựng tầng 2, đổ sàn tầng 2. Nhưng với giải pháp nhà thép tiền chế sử dụng các vật liệu xây dựng mới, cho phép công trình thi công liên tục mà không mất thời gian chờ.
Ngay khi móng được triển khai thi công thì ở xưởng, khung thép cũng đã được tiến hành gia công theo đúng bản vẽ kỹ thuật. Sau khi móng được hoàn thành, các cấu kiện cũng được đưa tới công trình để lắp dựng. Toàn bộ quá trình lắp dựng được triển khai thi công dưới sự hỗ trợ của máy móc hiện đại nên tiến độ thi công nhanh chóng. Sàn được dùng là tấm panel hoặc sàn deck tôn thép liên hợp, cho phép thi công nhiều sàn cùng lúc. Chính vì thế mà tiến độ thi công được rút ngắn đáng kể, chỉ bằng ½ - 2/3 thời gian thi công của giải pháp truyền thống.
So sánh nhà thép tiền chế với bê tông cốt thép về chi phí xây dựng
Theo tính toán của các chuyên gia, giải pháp nhà thép tiền chế giúp chủ đầu tư tiết kiệm từ 10 – 15% chi phí xây dựng so với giải pháp bê tông cốt thép bởi:
- Không bị phát sinh chi phí, không bị phát sinh thêm vật liệu xây dựng do mọi thứ đã được tính toán rất đầy đủ, chi tiết.
- Sử dụng ít nhân công nên chi phí cho nhân công cũng giảm đi.
- Khung thép có trọng lượng nhẹ nên chi phí đầu tư cho móng cũng được giảm đáng kể.
Tuy nhiên, chủ đầu tư cần lưu ý rằng giải pháp nhà khung thép tiền chế sẽ tối ưu chi phí trong trường hợp công trình có diện tích trên 200m2. Còn với các công trình quy mô nhỏ hơn, xây kiên cố, ở khu vực sâu trong ngõ hẻm thì vẫn nên cân nhắc giải pháp bê tông cốt thép truyền thống. Bởi đặc thù của giải pháp khung thép đó là mất chi phí vận chuyển cấu kiện cũng như cẩu lắp dựng khá cao, giá tính theo ca cẩu và lượt vận chuyển, không tính theo tổng khối lượng vận chuyển.
Xem thêm: Chi phí xây dựng nhà khung thép lắp ghép hiện nay như thế nào?
Phong cách kiến trúc của nhà thép tiền chế ngày càng đa dạng
Nên lựa chọn giải pháp nào cho công trình xây dựng?
Mỗi giải pháp có những ưu điểm riêng, phù hợp với các dạng công trình riêng. Nhưng theo các chuyên gia của VARC, với những công trình quy mô lớn, đặc biệt là công trình kinh doanh muốn nhanh đưa vào sử dụng thì có thể cân nhắc chọn giải pháp nhà thép tiền chế.
Còn với các công trình dân dụng, nhất là nhà ở có quy mô nhỏ, diện tích xây dựng dưới 200m2 và nằm sâu trong ngõ hẻm thì ưu tiên chọn giải pháp truyền thống. Như vậy sẽ tối ưu được chi phí cũng như phù hợp hơn với điều kiện thực tế.
Trên đây là so sánh nhà thép tiền chế với bê tông cốt thép với các tiêu chí cơ bản. Quý độc giả, chủ đầu tư có thể tham khảo. Nếu cần tư vấn, giải đáp thêm thông tin gì về vấn đề này, gọi ngay hotline của chúng tôi để được hỗ trợ.
Kết nối ngay với Kiến Trúc Vietarch:
- Website: Varc.vn
- Gmail: Vietarch.company@gmail.com
- Hotline: 0931900379
- Địa chỉ: Số 41+43, ngõ 119, phố Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội