Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Bất kể công trình nào cũng cần chú ý đến yếu tố ánh sáng. Nhưng với không gian bệnh viện, yếu tố này càng cần được chú trọng hơn. Triển khai thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện phải đảm bảo các tiêu chuẩn cụ thể cho từng phân khu. Đồng thời cũng phải đáp ứng được các yêu cầu về tiết kiệm điện.
Tiêu chuẩn thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện
Thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện được quy định thành các tiêu chuẩn cụ thể, bắt buộc các đơn vị thiết kế, thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt. Cụ thể:
Tiêu chuẩn chiếu sáng bệnh viện
- Tuân thủ tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7114-1:2008 về các chỉ tiêu và chất lượng ánh sáng.
- Đáp ứng được quy chuẩn Việt Nam QCVN 09:2013 về sử dụng năng lượng hiệu quả trong các công trình xây dựng.
- Tuân thủ theo quy chuẩn Bộ Y Tế Việt Nam QCVN 22/2016/BYT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chiếu sáng – Mức cho phép chiếu sáng nơi làm việc
- Đáp ứng tiêu chuẩn xây dựng bệnh viện đa khoa theo TCXDVN 365:2007
- Đảm bảo tiện nghi, không có hiện tượng nhấp nháy ánh sáng, không gây chói lóa, sập bóng.
- Thiết bị chiếu sáng chất lượng tốt, độ bền cao, hiệu suất sáng cao và thân thiện môi trường, giảm chi phí vận hành.
- Dải nhiệt độ màu ánh sáng: 3000K, 4000K 5000K, 6500K
Giải pháp thiết kế chiếu sáng cho bệnh viện từng phân khu
Với từng phân khu trong bệnh viện chúng ta lại có những quy chuẩn và giải pháp thiết kế riêng cụ thể như sau
Với phòng khám chung
Đây là khu vực tiếp nhận các ca bệnh cần được cứu chữa chính xác. Ánh sáng phải ổn định, an toàn. Nhất là khi thực hiện các thao tác nội soi, ngoại soi. Cần có phương án phối hợp hình thức chiếu sáng cục bộ để tập trung ánh sáng, nâng cao độ rọi. Đảm bảo kết quả bệnh án được kết luận chính xác.
Khu vực phòng khám chung cần ánh sáng tập trung, cường độ cao
Với phòng đợi
Khu vực phòng chờ của bệnh nhân, ánh sáng nên được thiết kế tinh tế, hài hòa, không làm chói mắt. Giúp người bệnh cảm thấy bớt căng thẳng, lo lắng. Ưu tiên sử dụng ánh sáng trung tính, phân bổ ánh sáng phù hợp, không quá lóa.
Với phòng bệnh nhân
Phòng bệnh nhân là nơi liên tục hoạt động với tần suất cao. Chọn ánh sáng như thế nào ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, tâm lý của họ. Nên sử dụng ánh sáng mang lại cảm giác dễ chịu, lạc quan, tăng khả năng hồi phục. Sử dụng các thiết bị chiếu sáng cục bộ, đảm bảo độ rọi 5 lux trên mặt ngang cách sàn 0.8m. Đặc biệt đối với phòng dành cho bệnh Nhi thì độ rọi phải đảm bảo 20 lux.
Phòng bệnh nhân ánh sáng vừa phải, tạo cảm giác thoải mái, dễ chịu
Với khu sảnh chờ, hành lang
Thuận tiện, an toàn là hai yếu tố cần đảm bảo. Với hành lang giữa dài hơn 40m, cần phải đảm bảo lấy ánh sáng từ hai phía, có khoang lấy sáng không nhỏ hơn 3m. Khu vực cầu thang cần chiếu sáng rõ bậc lên xuống, tránh gây chói lóa. Sử dụng đèn chiếu sáng có kiểu dáng phù hợp. Đèn chỉ dẫn, đèn thoát hiểm có trị số độ rọi không nhỏ hơn 5% trị số độ rọi theo quy định chung.
Với khu công trình phụ
Những khu vực công trình phụ như nhà vệ sinh, kho… nên ưu tiên sử dụng ánh sáng theo nguyên tắc tiết kiệm điện, đảm bảo độ rọi tin cậy, màu ánh sáng phù hợp.
Đơn vị thiết kế chiếu sáng bệnh viện uy tín
Để đảm bảo thiết kế chiếu sáng bệnh viện hài hòa, tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn cụ thể mà Nhà nước đưa ra. Các đơn vị bệnh viện nên cân nhắc chọn lựa những đơn vị thiết kế, thi công chiếu sáng chuyên nghiệp như Kiến Trúc Vietarch. Các KTS của chúng tôi đều có kinh nghiệm, nắm vững các kiến thức về vấn đề thiết kế, có mắt thẩm mỹ tinh tế. Chúng tôi sẽ đưa ra cho quý viện phương án thiết kế chiếu sáng hợp lý nhất.
Nếu quý khách hàng cần tư vấn rõ hơn về phương án thiết kế chiếu sáng bệnh viện. Liên hệ tới hotline của chúng tôi để được tư vấn. Đảm bảo thiết kế đẹp, tối ưu, tiết kiệm điện năng.
- Website: Varc.vn
- Gmail: Vietarch.company@gmail.com
- Hotline: 0931900379
- Địa chỉ: Số 41+43, phố Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội