Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Nhà tiền chế là gì, cấu tạo ra sao, ưu điểm và hạn chế như thế nào? Đó là những thắc mắc thường gặp của mọi người về giải pháp xây dựng này. Trong bài viết dưới đây, VARC sẽ giúp quý độc giả hiểu cặn kẽ hơn về nhà thép tiền chế, giải pháp xây dựng đang trở thành xu hướng tại Việt Nam trong những năm gần đây.
Nhà tiền chế là gì?
Nhà tiền chế còn gọi là nhà khung thép, nhà khung thép tiền chế, nhà lắp ghép kết cấu thép… Về cơ bản loại nhà này được tạo nên bởi các cấu kiện bằng thép, được chế tạo và lắp đặt theo bản vẽ kiến trúc, kỹ thuật đã được định sẵn.
Nhà tiền chế được tạo nên từ hệ khung thép chắc chắn
Để có được một công trình hoàn chỉnh cần phải trải qua 3 giai đoạn chính đó là: Thiết kế, gia công cấu kiện, lắp dựng tại công trình. Toàn bộ cấu kiện sẽ được gia công sẵn tại xưởng rồi đưa ra công trường lắp dựng cực kỳ nhanh chóng.
Xem thêm: Tham khảo các thiết kế nhà đẹp bằng khung thép
Cấu tạo của nhà tiền chế
Về cơ bản nhà thép tiền chế được cấu thành nên bởi 3 bộ phận chính cụ thể như sau:
Phần kết cấu chính của nhà tiền chế
Kết cấu chính gồm toàn bộ các bộ phận cấu tạo nên “xương sống” của công trình. Nó chịu trách nhiệm chịu toàn bộ trọng lực của ngôi nhà, cồm các hạng mục:
- Móng: Móng nhà thép tiền chế có thể dùng móng đơn, móng băng hay móng bè tùy từng công trình. Công trình càng lớn, móng càng phải sâu và có những biện pháp an toàn để đảm bảo độ chắc chắn của công trình.
- Khung nhà: Khung nhà được tạo nên từ cột, kèo, dầm và phải có cấu tạo, tổ hợp tiết diện, chiều cao… Và phần khung này phải phù hợp, chịu được lực dự tính mà toàn bộ công trình dồn xuống.
Phần khung thép chính của công trình
Kết cấu phụ của nhà tiền chế
Kết cấu phụ bao gồm: Vách ngăn, hệ khung đỡ vách ngăn, cầu thang, xà gồ mái, xà gồ tường… Mặc dù là kết cấu phụ nhưng nó cũng góp phần quan trọng vào việc xây dựng, hoàn thiện công trình.
Kết cấu bao che và tạo hình nhà tiền chế
Một công trình nhà thép tiền chế hoàn thiện cần phải có phần bao che, tạo hình nhằm giới hạn không gian, bảo vệ nhà khỏi những yếu tố bên ngoài. Phần này sẽ bao gồm: tôn lợp mái, tấm xi măng, tấm lót sàn xi măng, tấm thép,… là điều rất quan trọng.
Đánh giá ưu điểm và hạn chế của nhà thép tiền chế
Khi tìm hiểu về giải pháp xây dựng này, chúng ta cần nhìn nhận một cách toàn diện cả về ưu và nhược điểm cụ thể như sau:
Ưu điểm của nhà thép tiền chế
- Trọng lượng toàn công trình dồn xuống móng nhẹ so với giải pháp bê tông cốt thép, giúp làm giảm áp lực tải trọng về mọi mặt.
- Quy cách thi công đơn giản, nhanh chóng, bất chấp các điều kiện thời tiết.
- Tính linh hoạt cao, dễ mở rộng quy mô, dễ chuyển đổi mục đích sử dụng.
- Thi công nhanh chóng, rút ngắn thời gian xây dựng từ 30 – 50% so với giải pháp truyền thống.
- Tối ưu chi phí, giúp chủ đầu tư tiết kiệm từ 15 – 30% chi phí so với xây nhà bằng bê tông cốt thép bởi chi phí nhân công thấp hơn, hạn chế phát sinh vật liệu phụ.
- Khả năng vượt nhịp xa, tạo không gian rộng thoáng phía trong để phục vụ hoạt động kinh doanh, sinh hoạt.
Một số hạn chế của nhà thép tiền chế
Bên cạnh các ưu điểm đáng chú ý trên, nhà tiền chế cũng có những hạn chế nhất định phải kể đến đó là:
- Thép là vật liệu có tính dẫn nhiệt cao, có thể bị biến đổi đặc điểm vật lý khi gặp nhiệt độ cao trong thời gian ngắn.
- Thép cũng có khả năng bị ăn mòn nếu cấu kiện không được phủ sơn tĩnh điện chống ăn mòn kỹ càng.
- Bên cạnh đó, nhà tiền chế phù hợp để xây dựng các công trình quy mô lớn khoảng trên 200m2 thì mới mang lại hiệu quả về mặt chi phí.
- Giải pháp này chỉ phù hợp triển khai xây dựng với những công trình có điều kiện giao thông thuận lợi, có đường di chuyển cho ô tô vì cấu kiện khá nặng, mọi thao tác di chuyển, thi công lắp dựng đều cần cơ giới hóa.
Ứng dụng của nhà thép tiền chế
Hiện nay nhà tiền chế đã và đang được ứng dụng rộng rãi trong nhiều dạng công trình khác nhau. Và dù ở dạng công trình nào nó cũng cho thấy hiệu quả về mặt tiến độ, chất lượng và chi phí, cụ thể:
Nhà thép tiền chế ứng dụng làm nhà ở
- Công trình dân dụng: Nhà ở, quán café, nhà hàng tiệc cưới, nhà hàng nhỏ, phòng Gym,…
- Công trình công nghiệp: Nhà xưởng, nhà kho, nhà ga, sân vận động…
- Công trình cao tầng: Khách sạn, tòa nhà văn phòng, trung tâm mua sắm, showroom trưng bày…
Đó là một số thông tin cơ bản về nhà tiền chế mà bạn cần nắm được. Nếu bạn cần tìm hiểu thêm giải pháp xây dựng này, hãy theo dõi các bài viết khác của chúng tôi. Hoặc gọi hotline để được hỗ trợ giải đáp 24/7.
Kết nối ngay với Kiến Trúc Vietarch:
- Website: Varc.vn
- Gmail: Vietarch.company@gmail.com
- Hotline: 0931900379
- Địa chỉ: Số 41+43, ngõ 119, phố Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội