Tóm tắt nội dung [Ẩn]
Thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh là lựa chọn hàng đầu của những căn nhà có mặt tiền sầm uất.Gia chủ có thể tận dụng tối đa lợi ích kinh tế của mặt tiền đắt đỏ. Tuy nhiên, nếu không khéo léo trong thiết kế sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của gia chủ.
Nhà phố kết hợp kinh doanh gia đình
Thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh là nhà gồm có 2 khu vực rõ ràng. 1 khu vực dùng làm kinh doanh và 1 khu vực để sinh hoạt gia đình. Khu vực kinh doanh được bố trí ở tầng một, mặt tiền công trình. Khu vực sinh hoạt sẽ được bố trí ở các tầng trên và ở phía trong.
Đặc trưng của nhà phố mặt tiền là phần diện tích mặt tiền khá nhỏ. Tuy nhiên đây lại là phần đắt đỏ, giá trị của công trình. Hiện tại có hai loại thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh. Rất dễ để bắt gặp những thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh ở những thành phố lớn. Đặc biệt là những thành phố sầm uất như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh.
Những căn nhà này là của cá nhân, gia đình riêng lẻ được sử dụng trực tiếp bởi gia đình hoặc cho thuê. Phần ngoại thất của công trình thường khá đơn giản. Mặt tiền nhỏ. Nằm ở các con phố, đường đi lại chính.
Dự án thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh cho gia đình nhà anh Tùng.
Vì tầng 1 công trình dùng cho mục đích kinh doanh nên loại cửa được lựa chọn là cửa cuốn. Khi cửa kéo lên có thể mở rộng tối đa, tạo sự thoáng đãng cho mặt tiền công trình.
Lưu ý khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
Đối với căn hộ shophouse, các chủ đầu tư đã thuê đơn vị thiết kế cho tổng thể công trình để có thể mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất. Phần mặt tiền lớn, thoáng rộng kết hợp cùng khu dân cư chung cư chắc chắc sẽ góp phần mang đến lợi ích kinh tế lớn.
Tuy nhiên đối với thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh có mặt tiền công trình nhỏ. Nếu không thiết kế tỉ mỉ, chi tiết rất dễ khiến việc kinh doanh ảnh hưởng đến cuộc sống. Chính vì thế, gia chủ phải ghi nhớ một số lưu ý sau đây để công trình mang đến thuận tiện tối đa.
Thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh phải đặc biệt chú ý đến mặt tiền
Khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh phần mặt tiền của dự án chắc chắn vô cùng quan trọng. Đây là ấn tượng đầu tiên của khách hàng và cũng quyết định phần lợi ích kinh tế đem đến cho gia chủ.
Phần mặt tiền phải đảm bảo yếu tố thẩm mỹ, đồng thời thể hiện được phong cách của gia chủ hoặc thể hiện được tính chất sản phẩm kinh doanh của gia chủ. Cụ thể như, cửa hàng kinh doanh thời trang thf mặt tiền phải thế hiện được sự sang trọng, phong cách. Cửa hàng kinh doanh đồ ăn thì mặt tiền nên thoáng rộng.
Mặt tiền kinh doanh nên hạn chế sử dụng những chất liệu bê tông truyền thông. Thay vào đó là sử dụng nhưng chất liệu mới như kính cường lực, gạch ốp mang đến cảm giác sáng bóng, inox, nhôm kính…Những chất liệu này đều có thể giúp thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh có mặt tiền nổi bật, bắt sáng và thu hút. Từ đó, đạt được kết quả cuối cùng là mang đến hiệu quả kinh tế cho công trình.
Dự án thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh khách sạn mini cho bác Thiết. Đây là loại hình kinh doanh có thể tránh được rủi ro mất tiền hàng. Tuy nhiên do tổng mức đầu tư cho công trình cao nên loại hình kết hợp kinh doanh này chưa thực sự phổ biển.
Chú ý bố trí công năng khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
Bố trí công năng là yếu tố vô cùng quan trọng khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh. Đặc trưng của nhà phố là mặt tiền nhỏ, công trình kéo dài. Vì thế không gian sinh hoạt thường được bố trí ở các tầng trên. Tầng 1 là khu vực kinh doanh. Phần sau tầng 1 có thể dùng làm kho đựng đồ.
Hoặc mặt tiền tầng 1 là nơi kinh doanh. Đi sâu vào trong là khu vực sinh hoạt của gia đình.
Khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh cần phải đặc biệt chú ý đến việc phòng cháy, chữa cháy, bố trí lối thoát hiểm cho công trình.
Bố trí mặt bằng tầng 1 dự án thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh với mặt tiền 4m.
Liên hệ ngay Công ty TNHH Kiến trúc VietArch để được nhận tư vấn và báo giá nhanh chóng, trực tiếp.
Kết cấu với số tầng phù hợp
Thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh thường có kết cấu từ 2 tầng trở lên. Tùy theo mục đích sử dụng của gia chủ, kinh phí xây dựng để lựa chọn số tầng cao thích hợp.
Tuy nhiên, để mang tới thuận tiên nhất thì thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh nên có thêm phần gác lửng và tầng hầm. Phần gác lửng có thể là kho chứ đồ, tăng diện tích sử dụng. Tầng hầm giúp khách để xe được thoải mái hơn, tạo thuận lợi trong việc kinh doanh, buôn bán.
Nhược điểm khi thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh
Nhà phố nói chung và nhà phố kết hợp kinh doanh nói riêng có chiều rộng khá hẹp. Chính vì thế loại hình nhà ở này phù hợp hơn với những gia đình ít thành viên.
Các nhà phố kết hợp kinh doanh ở Việt Nam hiện nay thường có phần ngoại thất công trình khá đơn giản thẩm chí là đơn điệu. Chính vì vậy, nếu chủ đầu tư không chú ý đến phần thiết kế ngoại thất đặc biệt là phần ngoại thất của khu vực kinh doanh thì rất khó cạnh tranh.
Chính vì vậy khi lựa chọn thiết kế mô hình nhà phố kết hợp kinh doanh chủ đầu tư nên chọn đơn vị thiết kế công trình uy tín có nhiều kinh nghiệm. Bản vẽ mặt bằng công trình và phối cảnh ngoại thất chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt và hiệu quả kinh doanh của gia chủ.
Dự án Thiết kế nhà phố kết hợp kinh doanh văn phòng cho thuê. Đây cũng là một trong những lựa chọn đáng cân nhắc của chủ đầu tư.
Để được nhận tư vấn trực tiếp từ các kiến trúc sư của VietArchitect, các bạn có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc của bạn nhanh chóng và nhiệt tình nhất.
- Website: Varc.vn
- Gmail: Vietarch.company@gmail.com
- Hotline: 0931900379
- Địa chỉ: Số 41+43, ngõ 119, phố Hồ Đắc Di, Đống Đa, Hà Nội